Monday, September 2, 2013

kệ tivi giá 200 tỷ đồng

"Chiếc kệ tivi" có giá ngất ngưởng 200 tỉ đồng
Năm 1970, một người đàn ông đã mua một chiếc hòm từ một người lạ với giá 100 bảng Anh. Do không nhận ra được giá trị thực của món đồ, người đàn ông này đã sử dụng chiếc hòm làm kệ để tivi và ấm chén uống nước trong nhiều năm.
Tuy nhiên mới đây, “chiếc kệ tivi” đã được mua với giá cao hơn đến 63 ngàn lần so với mức giá 100 bảng mà người chủ đã bỏ ra trước đó.
Ly kỳ chiếc hòm báu 200 tỉ bị lãng quên
Các chuyên gia đồ cổ đã rất hào hứng sau khi phát hiện món đồ vật cổ quý hiếm này trong lần dọn dẹp ngôi nhà của người chủ trên khi ông chết đi. Chiếc hòm được làm từ gỗ tuyết tùng và có sơn mài, được xác nhận là một chiếc hòm cổ của Nhật Bản bị thất lạc có niên đại từ năm 1640. 
Ly kỳ chiếc hòm báu 200 tỉ bị lãng quên
Chiếc hòm được trang trí cả trong và ngoài với sơn mài mạ vàng, kể lại nhiều câu chuyện truyền thuyết của Nhật Bản, bao gồm truyền thuyết về Genji (trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu - PV)
Vì sự quý hiếm của nó mà bảo tàng Victoria and Albert (London) đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm trên toàn thế giới từ năm 1941. Đây cũng là lần cuối cùng những người làm việc ở bảo tàng nhìn thấy nó. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc hòm quý hiếm này lại nằm ngay tại một căn nhà ở South Kensington, cách bảo tàng chưa đến 1 dặm cho đến năm 1986, khi chủ nhân của căn nhà chuyển đi nơi khác. Mới đây, nó được bảo tàng Rijks của Amsterdam (Hà Lan) mua tại phiên đấu giá với giá lên tới 6,3 triệu bảng, cao hơn rất nhiều so với mức giá dự kiến ban đầu là 200 ngàn bảng. Con của người chủ nhân cũ của chiếc hòm, hiện đã 50 tuổi, bỗng chốc biến thành triệu phú sau đêm chiếc hòm Nhật Bản được bán đi.
Lịch sử lưu lạc ly kỳ của báu vật
Chiếc hòm sơn mài mạ vàng do một người thợ thủ công lành nghề Nhật Bản có tên là Kaomi Nagashige chế tác tại Kyoto, cho một công ty của Ấn Độ vào năm 1640. Tới năm 1658, nó thuộc về Tư lệnh quân đội Pháp – người có bộ sưu tập nghệ thuật tương đối lớn và được lưu truyền qua các thế hệ của gia đình. Nhà thơ nước Anh William Beckford mua lại chiếc hòm năm 1802 và để lại cho con gái mình là Euphemia, vợ công tước Hamilton. Báu vật sau đó được bán cùng với việc bán cung điện Hamilton Palace năm 1882, rồi đến lượt các nhà nhà sưu tập nổi tiếng Sir Trevor Lawrence và Sir Clifford Cory mua lại. Tuy nhiên, sau khi Cory chết năm 1941, chiếc hòm biến mất trong sự săn tìm của nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới.
Ly kỳ chiếc hòm báu 200 tỉ bị lãng quên
Chuyên gia đấu giá Aymeric Rouillac bên chiếc hòm báu
Theo gia đình chủ sở hữu chiếc hòm hiện tại kể lại, thì chiếc hòm đã được một bác sĩ người Ba Lan sống ở London mua lại. Ông cũng không hề hay biết về nguồn gốc của nó và đã bán lại cho một kĩ sư người Pháp, chính là người chủ nhân mới qua đời, với giá chỉ 100 bảng năm 1970. Người đàn ông này khi nghỉ hưu đã chuyển từ Anh sang sinh sống tại Loire Valley (nước Pháp), và đã mang chiếc hòm đi cùng với mình.
Tại gia đình này, qua nhiều thế hệ, cũng giống như người cha quá cố, những người con không nhận ra được giá trị thực của chiếc hòm cổ, mà chỉ coi đó là chiếc hòm đựng rượu của cha mình để lại. Chuyên gia đấu giá Aymeric Rouillac, làm việc tại Tours, Pháp, cho hay: “Khi người cha chết đi, gia đình này đã mời chúng tôi đến để đánh giá giá trị của những vật dụng bên trong căn nhà nhỏ tại Loire Valley. Vật dụng duy nhất mà chúng tôi thấy có giá trị là một chiếc đồng hồ Flemmish, nó rất đẹp nhưng chỉ đáng giá vài ngàn bảng”.
Sau đó, đến lượt chuyên gia đấu giá khác là Philippe, cha của Aymeric Rouillac, được mời đến. Tại đây, ông được con gái của người đàn ông quá cố mời một ly rượu vang. Người phụ nữ bước qua một đồ vật giống như một chiếc hộp lớn được đặt ở góc căn phòng, bên trên nó là một chiếc ti vi và có tấm vải phủ bên ngoài. Sau khi bỏ chiếc ti vi khỏi chiếc hòm, cô ta kéo tấm vải phủ, mở chiếc hòm ra và bên trong chứa đầy các chai rượu. Philippe không tin vào những gì hiện ra trước mắt ông. Đó là một chiếc hòm sơn mài mạ vàng tuyệt đẹp. Ông hỏi ngay người phụ nữ rằng đó là loại vật dụng gì, cô trả lời đây chỉ là chiếc hòm đựng rượu của cha cô.
Sau giấy phút ngỡ ngàng, chuyên gia Philippe gọi điện cho Rouillac, con trai mình lúc đó đang ở Paris và nói rằng ông đã phát hiện ra một đồ vật gì đó rất hay. Ngay sau đó, chuyên gia đấu giá này đã bắt đầu tìm kiếm trên mạng những thông tin liên quan đến đồ vật trên và tìm được một bức ảnh về chiếc hòm tương tự với thông tin rằng đây là chiếc hòm cổ của Nhật Bản, đã được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Sau khi hai cha con chuyên gia đấu giá bỏ ra khoảng thời gian 3 tháng để nghiên cứu về chiếc hòm, họ đã phát hiện ra một câu chuyện không thể tin được liên quan đến đồ vật quý báu này.

Post a Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN